cva5461

Giai Thoai Tho* Va*n

Home
nhac
Tieu su truong CVA
CHAT DOC MAU DA CAM
Chuyen Khong Cuoi (.2)
Nhac da trinh bay
Cac bai thuoc
Chuyen ma
Lao Tu
Chuyen that nhu* dua
Giai Thoai Tho* Va*n
Tin Que Nha

~~<>~~~<>~~~<>~~~<>~~~<>~~

>> (1) Giai Thoai THO* VA*N (Que Huong)

( Các giai thoại  ghi  lại  sau  đây  trích  từ Web  của  thành phố  Huế -  VN , nhưng  mục  Giai Thoại  này  nay  không  c̣n trên trang  web  của TP Huế   nữa .)
 
VĂN TỨC LÀ người.
 
      Nguyễn Giản Thanh, người làng Ông Mặc (làng Me), huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), Bắc Ninh. Sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI; sinh năm 1482, mất năm nào không rơ. Ông lúc nhỏ rất thông minh, mới 16 tuổi đă thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ Trạng Nguyên; nên tục gọi là Trạng Me.
 
       Một hôm đang đi học ở trường, thầy học là Thượng thư Đàm Thận Huy vừa giảng bài song th́ trời sập mưa, học tṛ đều phải ngồi lại. Ông Huy nhân thấy vậy, bèn ra một câu đối để học tṛ cùng đối cho vui:
 
Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.
 
Nghĩa là:
 
Mưa không có then khoá mà giữ được khách
 
Nguyễn Giản Thanh đối ngay rằng:
 
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
 
Nghĩa là:
 
Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.
 
       Ông Huy xem xong khen rằng: "Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào ṿng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp!".
 
       Tiếp đó, một người học tṛ tên là Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:
 
Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
 
Nghĩa là:
 
Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai
 
       Ông Huy phê: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!"
 
       Sau đó, lại có một người học tṛ khác đối rằng:
 
Phân bất uy quyền dị sử nhân
 
Nghĩa là:
 
Phân cứt chẳng uy quyền ǵ mà dễ sai khiến người
 
        Ông Huy phê: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!"
 
       Qủa nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh thi đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên đời Vua Lê Uy Mục (1508), làm quan lễ bộ Thượng thư, nhưng v́ say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá. C̣n Chiêu Huấn chỉ đỗ Bảng Nhăn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện ǵ cả. Riêng người học tṛ kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.
 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Vế đối của một cô gái thôn quê
 
       Khi c̣n là một chàng trai, một hôm Lê Thánh Tông đi dạo trên bờ một con sông đào ở vùng Thanh Hoá và t́nh cờ gặp một cô gái đang vo gạo dưới sông. Mến cảnh, mến người và cảm hứng chợt đến, vị hoàng tử trẻ tuổi liền đọc:
 
- Gạo trắng, nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả...
 
     Nhưng cô gái vẫn thản nhiên vo gạo cho đến khi xong đâu đấy mới ngoái lại và đọc lên vế đối của ḿnh:
 
- Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hăy lo cho...
 
    Lúc bấy giờ đang thời buổi loạn ly, lời đối rất chuẩn xác của cô gái như có ư nhắc làm thân nam tử hăy lo việc lớn, để sức trai mà cứu dân giúp nước...Không biết lời đối đó của cô gái có tác dụng đến đâu nhưng sau này dưới sự tŕ v́ của Lê Thánh Tông đă trải qua những năm tháng thái b́nh thịnh trị nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
 VẾ ĐỐI HAI nghĩa.
 
     Năm bà Đoàn thị Điểm 25 tuổi (1730) th́ thân phụ mất ở nơi dạy học. Bà cùng mẹ và anh đưa linh cửu về quê mai táng; rồi đó ba mẹ con lại tới ngụ cư ở làng Vơ Ngại, huyện Đường Hào (Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên.
 
     Bấy giờ, bà Điểm thường thay anh trong việc thù tiếp các tân khách. Bà vốn là cô gái tài sắc, lại giỏi về khoa giao tiếp, nên tiếng tăm bà lừng lẫy khắp nơi. Người ta đồn rằng: khi bà Điểm giúp anh tiếp khách, tuy "dâng rau muối mà hơn cả trân tu". Do đó khách đến thăm anh bà đă nhiều, mà những khách "phong lưu công tử" đến để ḍm ngó bà cũng lắm.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
Muốn coi tiếp  xin click  vô  hàng chữ  sau :

Xin chờ ...