cva5461

Tieu su truong CVA
Home
nhac
Tieu su truong CVA
CHAT DOC MAU DA CAM
Chuyen Khong Cuoi (.2)
Nhac da trinh bay
Cac bai thuoc
Chuyen ma
Lao Tu
Chuyen that nhu* dua
Giai Thoai Tho* Va*n
Tin Que Nha

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

sancva.jpg

Trường được khởi công xây dựng vào năm 1907 trên khu đất thuộc làng Thụy Khê huyện Hoàng Long tỉnh Hà Đông cũ nằm bên bờ hồ Tây, và chính thức thành lập vào năm 1908. Tên ban đầu của trường là trường Trung Học Bảo Hộ hay Lycee du Protectorat tuy nhiên do khu vực trường  tọa lạc nằm sát làng Yên Thái tên dân gian là Bưởi vậy nên cũng thành luôn tên của Trường.   

Tháng ba năm 1945, Nhật đảo chính Pháp chấm dứt sự bảo hộ của người Pháp trường được đổi tên thành Chu Văn An tên của một nhà nho thanh liêm chính trực. Sau thành công của cách mạng tháng tám năm 1945, giáo sư Dương Quảng Hàm được đề cử làm hiệu trưởng của trường.

Năm 1946, quân Pháp trở lại, toàn quốc kháng chiến.  Trường bị quân viễn chinh Pháp trưng dụng làm trại lính. 

Năm 1954, sau khi Hiệp định Geneva phân chia đất nước, một số giáo sư và nhân viên của trường di cư vào Nam. Trường vẫn giữ nguyên tên cũ và chuyển về địa điểm cũ bên bờ hồ Tây.  Số di  cư vào   miền Nam.  Đệ nhị cấp học tại cơ sở trường  trung học Petrus Ký. Đệ  nhất  cấp thì  học  tại trường  tiểu học Đỗ Hữu Phương.

Danh sư Chu Văn An

Danh sư Chu Văn An

(Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám )

Chu Văn An (? - 1370), tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ân, người huyện Thanh Trì Hà Nội. Đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà ngồi dạy học. Học trò theo học rất đông, nhiều người đỗ đạt cao: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát...

Vào niên hiệu Khai Thái (1324-1329) triều Trần Minh Tông, Chu Văn An được vời vào cung vua dạy con vua (Trần Vượng) rồi dạy vua (Hiến Tông) và làm Tư Nghiệp Quốc Tử giám (như chức Hiệu phó đại học bây giờ). Đến triều Trần Dụ Tông (1341-1369) thì xã hội nhiễu nhương lắm. Dụ Tông là tay ăn chơi thích tửu sắc hát xướng. Cận thần là lũ bất tài o bế vua để lộng hành. Dân tình đói khổ. Chu Văn An vốn điềm đạm, ít ham muốn, nhưng lại thẳng thắn ngạch trực (chữ của Hồ Nguyên Trừng), nhìn trung thần nghĩa sĩ bị hãm hại, các quan Ngự sử chuyên việc can vua giờ chỉ biết ngồi im ăn lộc (ai có ý định can vua, gia đình phải phát tang làm ma sống rồi mới vào triều), ông đã dâng Sớ xin chém bảy gian thần. Sớ Thất Trảm ấy nay không còn lưu giữ, ngay đương thời cũng ít người được đọc nên không biết ông xin chém những ai.

Trường Chu Văn An (trường Bười) - Hà Nội xưa.

Có thể Dụ Tông muốn tránh rắc rối cho triều đình và giữ yên cho Chu Văn An nên đã hủy Sớ đó đi. Dù thế, Thất Trảm Sớ đã gây chấn động dư luận, nói như người xưa: làm kinh động quỷ thần, và trở thành biểu tượng chói sáng của thái độ trí thức trước thời cuộc, của bản lĩnh Chu Văn An. Theo Phan Huy Chú, Chu Văn An có hai tập thơ, một Hán: "Tiểu ẩn thi tập"; một Nôm: "Tiểu ẩn quốc ngữ thi tập" và một bộ giáo trình "Tứ thư thuyết ước". Nhưng hiện nay chỉ còn 12 bài thơ chữ Hán, Phan Huy Chú nhận xét: "Lời thơ trong sáng u nhàn". Đây là thơ Chu Văn An viết khi lui về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương. Nói chung thơ các ẩn sĩ thường có phong vị u nhàn. Nhưng với Chu Văn An u nhàn chỉ là ở cái giọng thơ. Thơ ông chịu ảnh hưởng của đạo Phật như nhiều nhà thơ thời ấy, nhưng chủ yếu hơn, ông rất trông vào hiện thực, tin vào sự chiêm nghiệm của mình, không thiên kiến, không theo những nếp nghĩ có sẵn. Thấy cá thì nói cá, thấy mây thì nói mây, chứ không theo thói thường các ẩn sĩ nói mây thì lại tả hạc, nói ao lại tả rồng, trong khi chẳng thấy rồng đâu, hạc đâu:

Cá bơi trên ao cũ, rồng ở chốn nào

Mây đầy núi vắng, hạc chẳng thấy về

(dịch nghĩa bài "Miết Trì") Chính vì phương pháp suy nghĩ ấy nên khi thơ ông ca ngợi sự lánh đời, chúng ta lắng nghe vẫn thấy ở phía sau một nỗi niềm không thoát tục. Ông viết:

Thân cùng mây tẻ quyến luyến hốc núi

Lòng cùng giếng cổ chẳng hề gợn sóng.

Nhưng chính ông cũng lại viết:

Tấc lòng chưa lạnh như tro đất.

Trường Chu Văn An - Sài Gòn

Ông ở ẩn là do tình thế bắt buộc, sau Thất Trảm Sớ làm sao ông còn ở kinh đô được. Ông ở ẩn mang theo một chí nguyện không thành, muốn giúp đời mà không giúp được, chứ đâu phải vì ham thú tiêu dao. Ca ngợi hạc nội mây ngàn cũng chỉ là cách tự an ủi. Hướng lòng về thiên nhiên chỉ để dịu nỗi buồn nhân thế. Nhiều lúc ông không giấu được xót xa:

Công danh trót lạc vào hư ảo

Hồ hải rong chơi bớt nỗi sầu

Đôi lúc ta đọc được ở ông sự day dứt rất đáng cảm thông:

Nhà ngói, lều tranh đều có số

Đục Kinh, trong Vị chẳng cùng xuôi

Nước sông Kinh đục, nước sông Vị trong không thể cùng dòng! Ở ẩn Chu Văn An vẫn rạch ròi thế sự.

Bài thơ về lăng vua Trần Anh Tông, Vương Thái Lăng càng cho thấy cõi lòng không yên ổn của ông. Chu Văn An không nguôi nỗi khắc khoải; mấy lần ngập ngừng đi rồi lại kỳ đô trù trừ, hành phục hành. Chúng ta hiểu vì sao khi Trần Nghệ Tông lấy lại ngôi vua từ Dương Nhật Lễ, ông đã chống gậy về triều mừng chúc. Ông lánh thân nhưng lòng vẫn ở giữa đời.

Chu Văn An Hành Khúc
Huy Cận
 
Giờ náo nức của một thời trẻ dại !
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương !
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường
Rương nhỏ nhỏ với linh hồn bằng ngọc.
 
Sắp hạnh phúc như chương trình lớp học
Buổi chiều đầu họ tìm bạn kết duyên;
Trong sân trường tưởng dạo giữa Ðào Viên;
Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ.
 
Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ
Tim run run trăm tình cảm rụt rè;
Tuổi mười lăm gấp sách lại, đứng nghe
Lòng mới nở giữa tay đời ấm áp.
 
Tựu trường đó, lòng tôi chưa bắt gặp
Nỗi xôn xao thầm lặng ở trong rương
Của chàng trai mười lăm tuổi vào trường
Mắt tin cậy và tóc vừa dưỡng rẽ.
 
Người bạn nhỏ ! Cho lòng tôi theo ghé !
Không nỗi gì có thể vuốt ve hơn
Ðêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn
Trẻ mới đánh và lòng trai thơm ngát !

<<< Tro ve trang chinh

Enter supporting content here